Luật sư Bào chữa, Tham gia tố tụng trong vụ án Hình sự

Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án Hình sự với tư cách là Người bào chữa cho Người bị tạm giữ, Bị can, Bị cáo để minh oan, giảm nhẹ hình phạt, giảm nhẹ mức bồi thường… hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự để đảm bảo pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh, bồi thường thỏa đáng.
1. Giai đoạn điều tra (Công an):

  • – Tham gia, cùng với Điều tra viên hỏi cung bị can, tránh bị bức cung, nhục hình, hướng dẫn bị can trình bày sao cho hướng có lợi nhất đối với bị can. Từ khi tham gia vụ án thì mọi lời khai của bị can, bị cáo phải có chữ ký của Luật sư thì mới hợp lệ;
  • – Gặp và trao đổi với bị can về các thông tin của vụ việc và thông tin của gia đình. Tư vấn pháp luật và hướng dẫn bị can các thủ tục pháp lý cần thiết của vụ án. Giúp bị can ổn định tâm lý, tránh bị đánh đập trong trại tạm giam…;
  • – Gặp và trao đổi với đương sự (Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong trường hợp Luật sư bảo vệ những người này) để nắm bắt và thông báo thông tin về vụ việc; Tư vấn pháp luật để các đương sự và gia đình nắm bắt được tính chất vụ việc, thủ tục pháp lý và ổn định tâm lý. Hướng dẫn các đương sự kê khai, yêu cầu các mức bồi thường thiệt hại…;
  • – Tham gia việc lấy lời khai để đảm bảo tính khách quan, đúng pháp luật;
  • – Tham gia các hoạt động điều tra khác để đảm bảo tính khách quan, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm..;
  • – Khiếu nại các hoạt động của điều tra viên (nếu vi phạm tố tụng hình sự)…

2. Giai đoạn Truy tố (Viện kiểm sát)

  • – Nghiên cứu hồ sơ vụ án để chỉ ra tính chất pháp lý, làm rõ hành vi phạm tội của bị can, bị cáo. Xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
  • – Gặp, trao đổi với bị can về các nội dung của vụ án để tìm ra sự thật của vụ án;
  • – Trao đổi, đề xuất với Viện kiểm sát, Toà án để giải quyết vụ án một cách khách quan, công bằng và đúng pháp luật;
  • – Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho các cơ quan tiến hành tố tụng để bảo vệ cho thân chủ.
  • – Chuẩn bị, dự kiến các câu hỏi tại phiên tòa, chuẩn bị những nội dung cần tranh luận, những văn bản pháp luật có liên quan và chuẩn bị bài bào chữa, bảo vệ tại phiên tòa.

3. Tại phiên toà sơ thẩm (Tòa án)

  • – Tham gia phiên tòa sơ thẩm;
  • – Tham gia hỏi bị cáo, hướng dẫn pháp luật cho các thân chủ, tư vấn cho gia đình thân chủ;
  • – Tham gia tranh luận, đối đáp với đại diện Viện kiểm sát để Bào chữa cho bị cáo hoặc buộc tội bị cáo (trong trường hợp bảo vệ Người bị hại)…;
  • – Xuất trình các tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa và phân tích giá trị chứng minh của các chứng cứ đó để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho thân chủ;
  • – Tranh luận, phân tích các khía cạnh pháp lý, lập luận để Bảo vệ quyền lợi của Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự…

4. Giai đoạn Phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm (Tòa án)

Luật sư:
  • – Luật sư Tư vấn các quy định của pháp luật về xét xử Phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm cho thân chủ;
  • – Soạn thảo Đơn kháng cáo, hướng dẫn đương sự nộp đơn kháng cáo và các tài liệu,chứng cứ kèm theo trong thời hạn luật định;
  • – Soạn thảo Đơn khiếu nại bản án đã có hiệu lực pháp luật, hướng dẫn đương sự nộp đơn;
  • – Chỉ ra căn cứ pháp lý của việc kháng cáo bản án sơ thẩm;
  • – Làm việc trực tiếp với đại diện Viện kiểm sát, Thẩm phán để trao đổi các nội dung về vụ việc, đọc, sao chép, sao chụp hồ sơ vụ án;
  • – Làm việc với trại tạm giam để gặp gỡ bị cáo, gặp gỡ người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự để thương lượng, hòa giải và làm rõ các tình tiết của vụ án;
  • – Xác minh, thu thập thêm các chứng cứ trong một số trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ;
  • – Bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm;
  • – Bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự…